CHUYÊN KHOA

BỆNH XÃ HỘI

Nước tiểu đục cảnh báo bệnh gì?

Nước tiểu đục là tình trạng phổ biến và thường kèm với một số bất thường khác như nước tiểu có mùi hôi, tiểu ra mủ. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau và việc xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể sẽ giúp cho việc tầm soát đạt được nhiều hiệu quả hơn.

Trên thực tế nước tiểu của bạn sẽ có màu trong hoặc màu vàng nhạt. Nhưng đôi khi nó có biểu hiện đục và có mùi hôi khó chịu. Vậy nước tiểu có mùi hôi là bệnh gì?

Các nguyên nhân gây nước tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây nước tiểu đục và những triệu chứng kèm theo như tiểu rát nước tiểu có mùi hôi rất đa dạng. Cụ thể như sau:

Thiếu nước

Nếu gặp phải tình trạng nước tiểu đục, đặc biệt là ở cuối ngày thì đó là có thể là việc thiếu nước gây ra, thường thấy ở những người lười uống nước hay đang bị tiêu chảy, sốt, nôn mửa.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng có thể làm thay đổi tới màu sắc nước tiểu. Theo Tổ chức Thận Hoa Kỳ, những người tiêu thụ có quá nhiều Vitamin D hoặc Photpho như thịt, đậu sữa… sẽ có nước tiểu đục hơn những trường hợp khác.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tiểu rát, nước tiểu có mùi hôi là những biểu hiện điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý có thể gặp ở cả nam và nữ giới khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quan, thận và gây ra các triệu chứng khác như:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu đau vùng bụng dưới và xương chậu.
  • Nước tiểu khó chảy thành dòng mà thường nhỏ giọt.
  • Khó tiểu một lượng lớn liên tục.
  • Số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Nhiễm trùng đường tiết niệu cần sớm được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi nếu để lâu sẽ có nguy cơ cao dẫn tới viêm phần phụ (ở nữ giới), suy giảm khả năng sinh sản, suy thận gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Bệnh lây qua đường tình dục (STI)

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia cũng là nguyên nhân dẫn tới việc nước tiểu dục do người bệnh tiểu ra mủ. Tình trạng này đặc biệt dễ quan sát ở lần tiểu đầu tiên trong ngày vào buổi sáng.

Bên cạnh đó, các bệnh lý này còn có một số triệu chứng điển hình khác như:

  • Bộ phận sinh dục tiết dịch màu vàng hoặc xanh có lẫn máu.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, khi dương vật cương cứng, khi xuất tinh.
  • Nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
  • Biểu hiện ngứa vòng quanh bộ phận sinh dục.

Biểu hiện của bệnh lậu hay Chlamydia  không chỉ khiến bạn khó chịu, làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm mà còn có thể khiến cho khả năng sinh sản của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và thực tế cũng đã có không ít những trường hợp bị vô sinh, hiếm muộn do các bệnh lý này.

Viêm âm hộ

Đối với chị em phụ nữ, viêm âm hộ, viêm âm đạo là những viêm nhiễm phụ khoa thường gặp và khiến cho nước tiểu trở nên đục hơn. Các tác nhân gây viêm có thể do nấm, vi khuẩn hay tạp khuẩn và gây ra các triệu chứng khác như:

  • Ngứa âm hộ.
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi.
  • Tiểu rát.
  • Khí hư bất thường tùy theo từng tác nhân gây bệnh.
  • Đau khi quan hệ.

Viêm tuyến tiền liệt

Là một trong những bệnh lý thường gặp ở rất nhiều nam giới. Nó xảy ra khi tuyến tiền liệt của bạn bị sưng và gặp một số điều bất thường như:

  • Đau rát khi tiểu tiện.
  • Nước tiểu đục, có thể lẫn máu.
  • Đau đớn khi xuất tinh.
  • Sốt, ớn lạnh.

Viêm tuyến tiền liệt kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tinh trùng của nam giới. Vì thế, khi có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, phái mạnh nên chú ý để thăm khám kịp thời.

Sỏi thận

Sự tích tụ của một số khoáng chất bên trong cơ thể sẽ hình thành nên sỏi thận và gây ra nước tiểu đục. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các viên sỏi sẽ có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng như:

  • Tiểu rát nước tiểu có mùi hôi.
  • Có mủ lẫn trong nước tiểu.
  • Vùng xương sườn gần lưng dưới đau dữ dội.
  • Sốt, ớn lạnh.

Đối với các trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, việc điều trị sẽ đơn giản hơn so với những viên sỏi lớn. Việc gia tăng kích thước sỏi có thể sẽ phải được phẫu thuật để tình hình cải thiện hơn.

Tiểu đường

Những bệnh nhân tiểu đường thường thấy mình có nước tiểu đục. Khi đó, lượng đường dư thừa trong cơ thể không còn cách nào khác là phải loại bỏ qua đường tiểu. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như:

  • Thường xuyên khát nước.
  • Cân nặng giảm đột ngột.
  • Tăng số lần tiểu.
  • Những vết thương lâu lành hơn.

Tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm và hiện chưa có cách chữa triệt để. Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ cao bị biến chứng suy thận.

Chẩn đoán nước tiểu đục

Nếu nước tiểu đục chỉ xuất hiện vài lần mà không kèm theo bất cứ dấu hiệu nào khác như nước tiểu có mùi hôi, tiểu ra mủ…thì đó có thể do chế độ ăn uống và thiếu nước. Nhưng nếu có kèm theo các triệu chứng bất thường, hãy sớm tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

Theo đó, họ sẽ lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra có tình trạng nhiễm trùng hay không và thực hiện các xét nghiệm để sàng lọc STI thông thường như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm mẫu vật.
  • Xét nghiệm kiểm tra dấu hiệu tổn thương thận.

Điều trị nước tiểu đục như thế nào?

Việc điều trị tình trạng nước tiểu đục cần căn cứ trực tiếp vào nguyên nhân cụ thể. Theo đó, các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc:  Lậu, Chalmydia có thể được điều trị ổn định với thuốc kháng sinh nhưng chỉ ở những trường hợp bệnh nhẹ. Còn viêm âm đạo, viêm âm hộ sẽ được điềutrị bằng thuốc kháng nấm.
  • Phẫu thuật: Áp dụng cho các trường hợp sỏi thận với các viên sỏi có kích thước lớn, không thể điều trị bằng thuốc.

Lưu ý:  Việc điều trị tiểu đục chỉ được thực hiện sau quá trình thăm khám cùng các bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý dùng thuốc, người bệnh sẽ phải đối mặt với vấn đề tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nước tiểu đục và các bất thường liên quan như tiểu ra mủ, nước tiểu có mùi hôi, tiểu ra mủ…có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và để xác định rõ nguyên nhân, cách tốt nhất là tìm tới các chuyên gia y tế.

Việc làm này cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu, các bệnh lý nguy hiểm như lậu, nhiễm trùng đường tiết niệu…sẽ gây nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

Từ khóa tìm kiếm:

nước tiểu có mùi hôi

tiểu rát nước tiểu có mùi hôi

nước tiểu có mùi hôi là bệnh gì

tiểu ra mủ.

Tài liệu tham khảo