Trong số những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, lậu là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hàng đầu. Do vậy, việc nắm được những thông tin quan trọng về bệnh lý này như triệu chứng, cách điều trị sẽ giúp việc tầm soát bệnh được hiệu quả hơn.
Bệnh lậu là gì?
Lậu là căn bệnh hoa liễu điển hình, do một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập và tấn công vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, con đường quan hệ tình dục là phổ biến nhất.
Vì thế, những đối tượng mắc bệnh lậu bao gồm cả nam và nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Trong đó, các trường hợp có thói quen quan hệ với nhiều bạn tình và không sử dụng các biện pháp an toàn thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh lậu có triệu chứng gì?
Với khả năng phân chia nhanh chóng của mình, vi khuẩn song cầu lậu thường sẽ gây ra những triệu chứng của bệnh lậu chỉ sau từ 3-5 ngày kể từ khi xâm nhập vào cơ thể. Cụ thể như:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác nóng rát niệu đạo ngày một trầm trọng hơn ở mỗi lần tiểu.
- Tăng số lần tiểu, có lẫn máu trong nước tiểu.
- Có tình trạng tiết dịch mủ, dịch âm đạo chuyển màu vàng hay trắng đục (ở nữ giới).
- Nước tiểu có lẫn mủ, thường quan sát thấy ở cuối bãi trong lần tiểu đầu tiên mỗi ngày (ở nam giới).
- Đau rát khi quan hệ tình dục, khi dương vật cương cứng, khi xuất tinh.
- Cơ thể nóng sốt, mệt mỏi, nôn và buồn nôn.
- Có thể xuất hiện tình trạng đau ở vùng hậu môn, trực tràng, xuất tiết khi mắc lậu hậu môn.
- Với những trường hợp mắc lậu miệng sẽ thấy viêm, đau họng, sưng amidam, có dịch mủ tiết ra…
Có thể thấy rằng, biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới khá điển hình nhưng ở nữ giới thì lại khá giống với những bệnh lý phụ khoa thường gặp khác. Do đó, khi có những dấu hiệu nghi ngờ, chị em phụ nữ cần chú ý theo dõi để thăm khám kịp thời.
Tại sao bạn lại mắc lậu?
Thực tế, có rất nhiều trường hợp người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh lại không biết tại sao mình lại mắc lậu. Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh qua những con đường như:
- Quan hệ tình dục: Nguyên nhân lây nhiễm lậu hàng đầu khi có hơn 90% các trường hợp mắc bệnh do nguyên nhân này. Theo đó, quan hệ qua âm đạo, qua hậu môn hay bằng miệng đều tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh như nhau. Và cho dù có dùng bao cao su cũng không thể mang lại sự an toàn tuyệt đối.
- Lây nhiễm gián tiếp: Vi khuẩn lậu có thể sống ở những môi trường ẩm ướt trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi thế, sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, đồ lót, bàn chải cũng sẽ khiến bạn mắc bệnh. Bên cạnh đó, cũng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ chảy ra từ vết thương hở của người người bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Vi khuẩn lậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường nếu không chú ý tầm soát cẩn thận.
Có thể thấy rằng trong những nguyên nhân trên, lậu vẫn lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu. Đây cũng là con đường lây nhiễm chung của rất nhiều những căn bệnh xã hội nguy hiểm khác.
Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng thì để chẩn đoán bệnh lậu, các bác sĩ sẽ cần phải tiến hành thêm một số xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm vi nấm, nuôi cấy làm kháng sinh đồ: Được thực hiện nhằm xác định sự có hay không sự tồn tại của vi khuẩn lậu và giúp tìm ra những nguyên nhân khác. Chẳng hạn như sự có mặt của nấm khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Và dựa vào phương pháp này cũng sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị nhanh hơn.
- Xét nghiệm vi khuẩn nhuộm Gram: Còn được biết tới với tên gọi xét nghiệm trực tiếp. Theo đó, các bác sĩ sẽ nhuộm mẫu bệnh phẩm và nếu có vi khuẩn lậu sẽ quan sát thấy chúng bắt màu gram (-) nằm ngoài và trong nhân bạch cầu.
Tùy theo từng điều kiện cụ thể của cơ sở y tế và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chẩn đoán lậu phù hợp. Người bệnh sẽ không bắt buộc phải thực hiện hết cả 2 loại xét nghiệm trên.
Điều trị bệnh lậu
Điều trị bệnh lậu sẽ không khó và mang lại hiệu quả cao nếu như người bệnh sớm thăm khám tại các các cơ sở y tế chuyên khoa. Thực tế, bệnh lậu có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục, hậu môn hay miệng nên trước tiên các bác sĩ vẫn phải thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để tìm ra vị trí vi khuẩn lậu đang gây bệnh. Sau đó, phương pháp điều trị cụ thể sẽ được chỉ định.
Điều trị lậu ở bộ phận sinh dục và miệng
Thuốc kháng sinh được dùng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn.
Vì thế, ở nhiều cơ sở y tế uy tín đã áp dụng kết hợp thêm một số bài thuốc Đông y cổ truyền để hạn chế điều này và giúp kích thích hệ miễn dịch hiệu quả hơn. Qua đó, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát một cách hiệu quả..
Điều trị lậu ở mắt
Cần kết hợp song song giữa điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Theo đó, kháng sinh sẽ được chỉ định theo mức độ bệnh cụ thể và người bệnh cũng cần sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt, rửa mắt, thuốc tra mắt…
Điều trị lậu ở phụ nữ mang thai
Việc điều trị lậu ở phụ nữ mang thai cần được thực hiện cẩn thận để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Theo đó, các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ mới sẽ được sử dụng với một liều lượng vừa đủ trong thời gian thích hợp.
Ngoài ra, với những trường hợp phụ nữ mang thai mắc lậu khi thai từ 15 tuần sẽ được chỉ định dùng thuốc đặt tại chỗ để điều trị.
Bệnh lậu khi nào cần gặp bác sĩ?
Thực tế, không phải ai cũng biết mình nên đi khám ở thời điểm nào và cũng thể tự nhận biết mình đã mắc lậu hay chưa, mức độ bệnh như thế nào….
Do đó, các chuyên gia y tế khuyên rằng, hãy nên đi gặp bác sĩ khi:
- Xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh lậu.
- Sau khi quan hệ tình dục với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh.
- Đang sống chung với người bị mắc lậu.
Việc đi gặp bác sĩ đúng thời điểm sẽ giúp việc điều trị bệnh lậu tiết kiệm được nhiều chi phí và mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Trên đây là một số thông tin xung quanh thắc mắc về các biểu hiện của bệnh lậu và một số vấn đề liên quan khác. Hi vọng bạn đọc đã được trang bị những kiến thức cần thiết để có thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng của căn bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu này.
Từ khóa tìm kiếm bài viết
bệnh lậu là gì
Bệnh lậu có triệu chứng gì
triệu chứng của bệnh lậu
tại sao bạn mắc lậu
chẩn đoán
điều trị
bệnh lậu khi nào cần gặp bác sĩ