CHUYÊN KHOA

BỆNH XÃ HỘI

Bệnh sùi mào gà là gì? Biểu hiện, Nguyên nhân & Phương pháp điều trị sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà là gì? Tại sao bạn lại mắc sùi mào gà và điều trị khi mắc sùi mào gà như thế nào? Cùng tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vô sinh, hiếm muộn hay thậm chí ung thư là các ảnh hưởng nguy hiểm mà bệnh sùi mào gà có thể gây ra. Hiện nay, tỉ lệ mắc sùi mào gà ngày một gia tăng với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Bởi đây là một trong những bệnh lý có tốc độ lây lan nhanh nhất. Bên cạnh đó, các biểu hiện sùi mào gà là điều mà không phải ai cũng biết.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là bệnh lý thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất do loại virus HPV (Humanpapolima) gây ra.

Có nhiều chủng HPV khác nhau nhưng chủng HPV gây sùi mào gà thường dẫn tới những tổn thương trên vùng da của cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng lưỡi và một số vị trí khác.

Bệnh sùi mào gà thường thấy ở cả nam và nữ trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt, những đối tượng có đời sống tình dục dễ dãi, nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. So với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và các biến chứng ở phái đẹp cũng nguy hiểm hơn.

biểu hiện sùi mào gà là gì
Biểu hiện sùi mào gà là gì?

Biểu hiện sùi mào gà là gì?

Những biểu hiện ở người bệnh nhiễm sùi mào gà khá điển hình, chúng ta có thể nhìn thấy triệu chứng ngay trên niêm mạc da. Người bệnh có thể tự nhận thấy những triệu chứng bất thường này. Cụ thể như sau:

  • Các nốt mụn nhỏ li ti mọc ở đầu dương vật, bìu, hậu môn (nam giới) hoặc âm hộ, thành âm đạo, hậu môn, cổ tử cung (nữ giới).
  • Các mụn sùi cũng xuất hiện trong miệng của những người có quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Sau một thời gian, các nốt mụn liên kết với nhau thành cụm như bông súp lơ gây cộm, khó chịu.
  • Bên trọng mụn có dịch mủ và sẽ vỡ khi gặp phải những sang chấn trong quá trình vận động, sinh hoạt.
  • Khi bệnh nặng, sẽ có thêm các biểu hiện như tiểu ra máu, mủ, niệu đạo bị viêm tắc.

Lưu ý: Ở giai đoạn đầu khi các nốt mụn mới xuất hiện với kích thước nhỏ, không gây đau ngứa nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua và chỉ nghĩ tới việc khám chữa khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, virus HPV có thể tiềm ẩn khá lâu trong cơ thể trước khi gây ra những triệu chứng cụ thể.

Vì thế, nếu đang có những bất thường tại cơ quan sinh dục, hãy để các bác sĩ giúp đỡ bằng cách nhấn ngay [Vào Đây].

Tại sao bạn lại mắc sùi mào gà?

đường lây nhiễm sùi mào gà

Có nhiều trường hợp, nhất là các bạn trẻ không biết tại sao lại mắc sùi mào gà. Thực tế, nắm bắt được những nguyên nhân gây sùi mào gà sẽ giúp việc phòng ngừa được hiệu quả hơn. Cụ thể, các bạn có thể mắc sùi mào từ những con đường sau:

  • Quan hệ tình dục: Quan hệ bằng bất cứ “hình thức” nào (âm đạo, miệng, hậu, môn) đều là nguyên nhân gây sùi mào gà hàng đầu khi có tới 90% các trường hợp mắc bệnh thông qua con đường này. Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ với những người có tiền sử mắc bệnh hay các đối tượng không an toàn như gái mại dâm sẽ rất dễ mắc sùi gà. Và cần biết rằng dù có sử dụng bao cao su cũng không thể đảm bảo an toàn 100%.
  • Lây nhiễm gián tiếp: Sử dụng chung đồ cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng… hay tiếp xúc với dịch mủ từ vết thương hở của người bệnh cũng sẽ khiến cho virus HPV có cơ hội xâm nhập và gây bệnh, đặc biệt là ở các đối tượng có sức khỏe kém.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà khi sinh thường có thể lây nhiễm virus gây bệnh sang cho con qua chất dịch từ tử cung, âm đạo khiến đứa trẻ sinh ra bị sùi mào gà bẩm sinh.

Trong số những nguyên nhân trên, quan hệ tình dục là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các ca mắc sùi mào gà gia tăng chóng mặt trong thời gian gần đây. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi giới trẻ hiện tại có thói quen quan hệ tình dục tương đối thoáng và dễ dãi.

hình ảnh sùi mào gà ở nam và nữ

Sùi mào gà có nguy hiểm không?

Sùi mào gà là bệnh lý nguy hiểm. Đây là kết luận đã được khẳng định của nhiều chuyên gia y tế trên Thế giới.

Những nguy hiểm của bệnh không chỉ xảy ra với người bệnh mà còn cho cả xã hội. Cụ thể như sau:

  • Tăng nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh xã hội nguy hiểm khác như HIV, lậu, giang mai…
  • Đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi quan hệ tình dục.
  • Suy giảm chức năng sinh sản của cả nam và nữ, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.
  • Biến chứng gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ (nữ giới), ung thư dương vật (nam giới), ung thư miệng, ung thư vòm họng.
  • Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà có nguy cơ cao sảy thai, sinh non và bị chảy nhiều máu hơn khi sinh.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý, gây cảm xúc tự ti, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm kéo dài.
  • Do thời gian ủ bệnh lâu, nên nhiều trường hợp mắc sùi mào gà nhưng không biết mà vẫn quan hệ tình dục khiến bệnh lây lan cho nhiều người.

Tóm lại, những nguy hiểm của sùi mào gà là không thể chủ quan và rất khó để lường trước, đặc biệt là nguy cơ vô sinh hiếm muộn hay thậm chí là ung thư.

Do đó, ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ, các bạn hãy nên sớm thăm khám để xác định chính xác nhất tình trạng mà mình đang gặp phải.

Các hình thức xét nghiệm sùi mào gà
Các hình thức xét nghiệm sùi mào gà

Chẩn đoán bệnh sùi mào gà như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh sùi mào gà, trước tiên các bác sĩ sẽ tìm hiểu một số thông tin về sức khỏe và lịch sử quan hệ tình dục của bạn. Điều này bao gồm những triệu chứng mà bạn đang gặp phải, các đối tượng bạn đã quan hệ hay con đường quan hệ: âm đạo, hậu môn, miệng…và có sử dụng bao cao su hay không.

Sau đó, các xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện để tìm ra liệu có hay không sự tồn tại của virus HPV bên trong cơ thể. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm mẫu vật: Là phương pháp xét nghiệm trực tiếp các nốt mụn sùi để xem trong đó có chứa virus HPV không.
  • Xét nghiệm dịch: Dịch âm đạo (ở nữ giới), dịch niệu đạo (ở nam giới) sẽ được lấy mẫu và mang đi xét nghiệm để kiểm tra xem có virus hay không.
  • Xét nghiệm máu: Thường áp dụng với những trường hợp chưa có các biểu hiện cụ thể của bệnh sùi mào gà mà đang ở giai đoạn nghi ngờ mắc bệnh như khi vừa quan hệ tình dục không an toàn.
  • Xét nghiệm dành riêng cho nữ giới: Xét nghiệm Pap soi cổ tử cung, kiểm tra vùng chậu…là những xét nghiệm dành riêng cho nữ giới để chẩn đoán sùi mào gà. Các xét nghiệm này cũng sẽ giúp cho việc phát hiện, sàng lọc các tế bào ung thư được nhanh chóng, chính xác hơn.

Để thực hiện chẩn đoán sùi mào gà với các xét nghiệm trên, các bạn nên tìm và lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, tin cậy với đội ngũ bác sĩ giỏi và được trang bị nhiều máy móc y tế hiện đại. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả cao hơn.

Điều trị sùi mào gà như thế nào?

Từ biểu hiện, nguyên nhân cho tới tác hại của sùi mào gà, có thể thấy rằng đây là bệnh lý có độ nguy hiểm cao và cần được điều trị trong thời gian càng sớm càng tốt để hạn chế những hậu quả xấu. Hiện tại, sùi mào gà có thể được điều trị bằng các phương pháp như:

  • Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp nội khoa: Là sử dụng các loại thuốc ức chế sự phát triển của virus HPV, thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, các nốt mụn sùi còn nhỏ.
  • Đốt sùi mào gà: Đốt điện, đốt laser, đốt lạnh là những phương pháp đốt điển hình được áp dụng khi diện tích phần tổn thương lớn. Đây là các phương pháp thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn và giúp người bệnh nhanh hồi phục.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Với những trường hợp sùi mào gà nặng hay tái phát, phần tổn thương đã bị xơ hóa, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (Conation) vùng da đó đi, và sau đó tạo hình thẩm mỹ lại.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp nào phù hợp với tình trạng bệnh để mang lại hiệu quả điều trị cao thì phải cần đến sự tư vấn, thăm khám của các bác sĩ.

Do đó, để nhanh chóng thoát khỏi bệnh lý này, các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Lưu ý:  Virus HPV không thể bị loại bỏ ra khỏi hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Các phương pháp trên chỉ có thể ức chế sự phát triển của chúng, làm suy giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Do vậy, với nữ giới mắc sùi mào gà, bạn sẽ cần phải thực hiện xét nghiệm Pap 3 tháng/ lần để các bác sĩ kiểm tra và theo dõi những thay đổi trong cổ tử cung. Bởi những trường hợp này thường có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.

Hiện tại, để phòng tránh sự lây nhiễm virus HPV, việc thực hiện tiêm chủng cũng là một biện pháp khá phổ biến, nhưng nó sẽ chỉ mang lại hiệu quả cao cho những trường hợp nữ giới dưới 26 tuổi.

Tóm lại, sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu. Và việc trang bị thông tin về biểu hiện hay các nguyên nhân gây bệnh sẽ là những yếu tố giúp phát hiện và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Từ khóa tìm kiếm bài viết

sùi mào gà

sùi mào gà là gì

sùi mồng gà

sùi mồng gà là gì

biểu hiện của sùi mào gà là gì

triệu chứng sùi mào gà

sùi mào gà biểu hiện

sùi mào gà biến chứng

bị sùi mào gà

nguyên nhân có sùi mào gà.

Tài liệu tham khảo

Genital warts - Medically reviewed by Daniel Murrell, MD on December 14, 2018 — Written by Rachel Nall RN, BSN, CCRN and Kristeen Cherney http://www.healthline.com/health/std/genital-warts Truy cập lần cuối ngày 18/06/2019

Braaten KP, et al. (2008). Human papillomavirus (HPV), HPV-related disease, and the HPV vaccine. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2492590/ Truy cập lần cuối ngày 18/06/2019.

Gardasil - human papillomavirus quadrivalent (types 6, 11, 16, and 18) vaccine, recombinant injection, suspension. (2018) : https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=30952400-0572-4431-9150-3a41affffb9a Truy cập lần cuối ngày 18/06/2019.